Nhà đầu tư nước ngoài thống lĩnh thị trường: Khó mà dễ!

Thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, nhất là thị trường BĐS ở một nước đang phát triển với tốc độ tương đối cao như Việt Nam hiện nay.

Chính vì vậy, thị trường BĐS tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ các nguồn vốn đầu tư vào nó. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp (FDI) và gián tiếp (kể cả nguồn từ người Việt Nam ở nước ngoài) đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

Tính từ giai đoạn 2009 - 2010, đầu tư nước ngoài, đặc biệt ở lĩnh vực BĐS luôn cao hơn các năm trước. Tuy vậy, nguồn vốn chỉ tập trung ở một vài phân khúc thị trường BĐS nhất định như du lịch, văn phòng chung cư cao cấp, khách sạn nhà hàng, trung tâm thương mại..., trong khi các doanh nghiệp (DN) Việt Nam thì đầu tư dàn trải rất nhiều nhưng lại yếu vốn.

Lấy minh chứng từ 50.000 khách hàng của Ngân hàng Thương mại CP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thì chỉ có 10 - 15% DN có vốn tự có. Tình trạng này khá phổ biến đối với các DN BĐS Việt Nam.

Mặc dù chưa có con số thống kê chính xác về các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trị giá đầu tư thực của họ vào thị trường BĐS Việt Nam. Song, điều chúng ta cần quan tâm là vấn đề giải ngân chứ không phải ở mức vốn cam kết. Bởi, chỉ cần hoàn thiện phần móng thì chủ đầu tư đã có thể huy động vốn.

Do vậy, cần lưu ý những quy định đối với DN có yếu tố nước ngoài tham gia vào thị trường này. Bởi, nếu Chính phủ hay các bộ, ngành không “để mắt” đến những “khe hở” trong luật ngay từ bây giờ thì nay mai thị trường BĐS Việt Nam sẽ vào tay người nước ngoài hết. Và đó sẽ là hồi kết của câu chuyện về thị trường BĐS.

Nhìn ở tầm vĩ mô, Việt Nam cần ở nhà đầu tư nước ngoài về vốn, công nghệ cho đến trình độ quản lý. Song, thị trường BĐS cũng như thị trường chứng khoán, có thể nói, rất nhạy cảm về vấn đề kinh tế. Do vậy, rõ ràng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết, nhưng cần phải có những quy định cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro từ tác động của phía nhà đầu tư nước ngoài.

Bởi, các nhà đầu tư trong nước khi đã đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam muốn rút ra khỏi không phải chuyện đơn giản. Nhưng nếu các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy sự bất ổn ở thị trường BĐS Việt Nam, họ sẽ rút ngay.

Như vậy, kịch bản sẽ chẳng khác gì ở Thái Lan (giai đoạn 1997-1998). Do đó, khi quy định có liên quan đến quyền tiếp cận, quyền kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường BĐS, nếu làm không khéo, đôi khi họ sẽ rút sạch.

Đây chính là sự hai mặt của vấn đề. Điều này cho thấy, mình cần họ, nhưng không phải cần bằng mọi giá. Theo đó, đòi hỏi phải có sự quản lý, kiểm tra những vấn đề có thể gây ra rủi ro không chỉ cho thị trường BĐS mà còn cho cả nền kinh tế.

(Doanh Nhân Sài Gòn)

Tin mới hơn
  • Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay
  • Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?
  • Từ việc tăng lương nghĩ đến bài toán cung – cầu
  • Lương mới, bất cập vẫn cũ
  • Lạm phát 2012: Nhìn thế giới, lo trong nước
  • Tết làm “méo” bức tranh kinh tế tháng 1
  • Tăng trưởng, chỉ số giá và an sinh xã hội
  • Kinh tế Việt Nam: Bàn tay hữu hình hay vô hình đang thắng thế?
  • “Không có lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng”
  • Tái cấu trúc, đầu tiên hãy cải tổ hành chính
  • Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 2012: Ai ở nhóm nào?
  • Được và mất từ tăng trưởng và lạm phát 2011
  • Điểm nóng Kinh tế 2011: Những con số gây sốc
  • Tái cơ cấu: Ngân hàng mới là “kinh khủng”
  • Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 là 18,12%
Tin cũ hơn
  • Xăng dầu trong nước: Bớt thuế, phí để giảm giá
  • Khuyến khích doanh nghiệp tham gia kênh đầu tư mới
  • Cà phê cuối tuần: Kinh tế nhà nước và bài học viễn thông
  • TPHCM kiến nghị Thủ tướng khai thông nguồn vốn cho BĐS
  • Phát mại tài sản thế chấp, sao phải chịu thuế?
  • Năm vấn đề ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước ở Việt Nam
  • Lao động “rẻ hóa mắc”
  • Nghịch lý lỗ-lãi trong kinh doanh xăng dầu
  • Thanh toán giá điện theo thị trường sớm hơn
  • Sẽ chi gần 50 tỷ USD cho ngành điện 10 năm tới
  • Tân Chủ tịch nước: Chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm!
  • Việc trả lương qua thẻ ATM sẽ được đưa vào Luật Lao động
  • FDI cả nước 7 tháng ước hơn 9 tỷ USD
  • Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: “Vợ tôi đi chợ về cũng kêu lắm”
  • Miễn thuế quá ít
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn